0

Rối loạn thách thức chống đối là gì? | Safe and Sound

Rối loạn thách thức chống đối được chuyên gia tâm lý cho biết là một chứng bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc trưng bởi các hành vi đối nghịch, không nghe lời, ngang bướng. Các hành vi này diễn ra thường xuyên, dai dẳng.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Định nghĩa rối loạn thách thức chống đối

Theo chuyên gia tâm lý, rối loạn thách thức chống đối (Oppositional Defiant Disorder – ODD) còn được gọi là rối loạn bướng bỉnh chống đối. Chuyên gia tâm lý cho biết, đây là một dạng rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ em, đặc trưng bởi các hành vi thách thức, đối nghịch, không vâng lời của trẻ đối với người lớn có tính chất dai dẳng và thường xuyên. Trẻ mắc bệnh thường trở nên cáu gắt, dễ tức giận, khó chịu và không thể giữ được bình tĩnh, thậm chí có xu hướng đổ lỗi cho người khác. Tuy nhiên, chuyên gia tâm lý nhấn mạnh, sự chống đối của trẻ không đi kèm với những hành vi hung hăng, bạo lực như rối loạn hành vi hay rối loạn nhân cách chống đối xã hội.

Ảnh 1: Rối loạn thách thức chống đối là một dạng rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ em

Theo chuyên gia tâm lý, trẻ mắc rối loạn thách thức chống đối phần lớn không có các hành vi bạo lực, vô lương tâm; các hành vi chống đối, thách thức thường giới hạn trong môi trường gia đình. Rối loạn thách thức chống đối không ảnh hưởng nhiều đến quá trình học tập và kết bạn của trẻ.

2. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn thách thức chống đối

A. Khuôn mẫu tâm trạng tức giận hoặc dễ bị kích động, hành vi đôi co hoặc thách thức hoặc thù hận kéo dài ít nhất 6 tháng được chứng minh bởi ít nhất bốn triệu chứng từ bất kỳ điều nào dưới đây và thể hiện chúng khi tương tác với người khác mà không phải là anh chị em.

Tức giận hoặc dễ bị kích động:

1. Thường mất bình tĩnh

2. Thường tự ái và dễ bực tức

3. Thường xuyên tức giận và bực bội

Hành vi đôi co hoặc thách thức:

4. Thường tranh cãi với người có thẩm quyền hoặc trẻ em, thanh thiếu niên hay người lớn.

5. Thường từ chối những yêu cầu từ người có thẩm quyền hoặc nói không với các quy tắc, luật lệ.

6. Thường cố tình làm phiền người khác.

7. Thường đổ lỗi cho sai lầm hoặc sự cư xử không đúng mực của người khác.

Thù hận:

8. Làm phiền hoặc oán hận ít nhất hai lần trong vòng 6 tháng.

Ảnh 2: Trẻ mắc rối loạn thách thức chống đối thường có những hành vi thách thức, chống đối lại cha mẹ

Lưu ý: Chuyên gia tâm lý cho biết, hành vi có vấn đề nêu trên nên được phân biệt với các hành vi bình thường tương tự bằng tính bền vững và tần suất. Dành cho trẻ dưới 5 tuổi, hành vi xảy ra hầu hết các ngày trong khoảng thời gian ít nhất là 6 tháng. Các cá nhân 5 tuổi hoặc lớn hơn, hành vi xảy ra ít nhất 1 lần mỗi tuần trong ít nhất 6 tháng. Chuyên gia tâm lý nhận định rằng, mặc dù các tiêu chí tần số này cung cấp hướng dẫn về mức tần suất tối thiểu để xác định vấn đề của hành vi, các yếu tố khác cũng cần được xem xét, chẳng hạn như tần suất và cường độ của các hành vi có nằm ngoài phạm vi tiêu chuẩn mức độ phát triển bản thân, giới tính và văn hoá của cá nhân hay không.

B. Sự rối loạn trong hành vi liên quan đến sự đau khổ ở cá nhân hoặc những người khác trong bối cảnh xã hội của họ (ví dụ: gia đình, nhóm đồng nghiệp, đồng nghiệp ) hoặc nó tác động tiêu cực đến các lĩnh vực hoạt động xã hội, giáo dục, nghề nghiệp hoặc quan trọng khác.

C. Các hành vi không chỉ xảy ra trong khi mắc phải nhóm bệnh loạn thần, sử dụng chất gây nghiện, trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực. Ngoài ra, các tiêu chí không được đáp ứng cho rối loạn điều hoà khí sắc.

: Rối loạn thách thức chống đối là gì? | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound